Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - “mệnh lệnh” không thể chần chừ!
Ngày viết :25/02/2020
Xem cỡ chữ
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - “mệnh lệnh” không thể chần chừ!Thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0. Cuộc cách mạng với sự đột phá về công nghệ số đã đặt ra yêu cầu thay đổi mạnh mẽ cơ cấu, mô hình kinh tế - xã hội quốc gia cũng như hệ thống quản lý của các ngành, lĩnh vực. KTNN cũng không nằm ngoài guồng phát triển đó.
Lan tỏa sức mạnh công nghệ 4.0.
Thời gian qua, nhất là 2 năm gần đây, tinh thần đổi mới, sáng tạo để thích ứng với CMCN 4.0 của KTNN đã được thể hiện qua nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành. Minh chứng là, Chỉ thị số 735/CT-KTNN ngày 09/4/2018 về Tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động của KTNN và Công điện số 407/CĐ-KTNN ngày 04/4/2019 về Tập trung ứng dụng CNTT và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ đều yêu cầu chú trọng ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động, coi đây là nhiệm vụ bắt buộc, gắn với trách nhiệm của các cấp, các ngành nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như hoạt động kiểm toán. Đặc biệt, Chiến lược phát triển và Kiến trúc tổng thể CNTT giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành ngày 14/3/2019 đã thể hiện quyết tâm của toàn Ngành trong việc hướng tới mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt hoạt động, bắt kịp cuộc CMCN 4.0 cũng như xu thế phát triển của thế giới.
Sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành đã tạo động lực quan trọng để sức mạnh công nghệ 4.0 lan tỏa vào nhiều hoạt động của KTNN. Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã khẳng định sự nỗ lực của toàn Ngành trong việc ứng dụng CNTT. Điều đó đã giúp cho KTNN xây dựng, hoàn thành Trung tâm dữ liệu và Trung tâm dữ liệu dự phòng; xây dựng và sử dụng 18 phần mềm phục vụ hoạt động kiểm toán; tích hợp 6 phần mềm sử dụng trên điện thoại di động để phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán và hoạt động của đơn vị trong toàn Ngành.
Với mục tiêu đưa KTNN chủ động tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế số và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi trong tương lai, KTNN đã cử các cán bộ đi học tập kinh nghiệm kiểm toán CNTT ở nước ngoài. Bên cạnh đó, KTNN còn chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động kiểm toán, giúp truy thu về cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, điển hình là việc sử dụng công nghệ viễn thám trong kiểm toán khoáng sản, kiểm toán đất đai và ứng dụng công nghệ siêu âm bê tông. Nhiều hoạt động khác cũng đã và đang tiếp tục được triển khai như: các dự án thuộc Đề án Tổng thể CNTT giai đoạn 2015-2020; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu lớn; số hóa hồ sơ kiểm toán...
Khẩn trương, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, điều khiến người đứng đầu KTNN chưa thực sự hài lòng là công tác triển khai, ứng dụng một số phần mềm vẫn chậm. Việc sử dụng văn bản điện tử trong quản lý điều hành có chuyển biến tích cực nhưng đâu đó, vẫn còn đơn vị chưa kịp thời cập nhật thông tin đầy đủ. Bởi vậy, tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 02 vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã yêu cầu toàn Ngành cần khẩn trương, tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp về CNTT, tránh tình trạng phần mềm hoàn thành xong nhưng không thể đưa vào sử dụng được, gây lãng phí.
“Mệnh lệnh” trên được đưa ra trong bối cảnh, nhiều cơ quan kiểm toán tối cao (SAI): Trung Quốc, Malaysia, Anh, Hoa Kỳ... đều đã tích cực triển khai ứng dụng CNTT vào các hoạt động và coi đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của tổ chức. Không ít SAI đang xây dựng các kế hoạch, chiến lược, chương trình/dự án theo hướng ưu tiên đầu tư công nghệ số tiên tiến để hỗ trợ hoạt động kiểm toán.
Trong nước, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư với quan điểm chỉ đạo: Chủ động, tích cực tham gia vào CMCN 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan; nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đặc biệt, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 đã cho phép KTNN được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán. Cùng với đó, các Bộ, ngành, địa phương - những đơn vị được kiểm toán - đã và đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành. Đơn cử, ngành thuế đã tích hợp dịch vụ nộp thuế điện tử lên Cổng dịch vụ công quốc gia, đưa hóa đơn điện tử đi vào cuộc sống; ngành hải quan đã triển khai chương trình nộp thuế điện tử DN nhờ thu. Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố và nhiều Bộ, ngành, cơ quan đã kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia… Thực tế đó đòi hỏi KTNN phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT để thích ứng, phục vụ tốt hơn hoạt động kiểm toán.
Rõ ràng, xu thế phát triển của thế giới, định hướng mang ý nghĩa chính trị, hành lang pháp lý thuận lợi và thực tiễn hoạt động kiểm toán đang đặt ra yêu cầu quan trọng cho toàn Ngành. Đó là: Không thể chần chừ trước “mệnh lệnh” đẩy mạnh ứng dụng CNTT!.
(Báo Kiểm toán số 8/2020)
Thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0. Cuộc cách mạng với sự đột phá về công nghệ số đã đặt ra yêu cầu thay đổi mạnh mẽ cơ cấu, mô hình kinh tế - xã hội quốc gia cũng như hệ thống quản lý của các ngành, lĩnh vực. KTNN cũng không nằm ngoài guồng phát triển đó.
KTNN đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán
Lan tỏa sức mạnh công nghệ 4.0.
Thời gian qua, nhất là 2 năm gần đây, tinh thần đổi mới, sáng tạo để thích ứng với CMCN 4.0 của KTNN đã được thể hiện qua nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành. Minh chứng là, Chỉ thị số 735/CT-KTNN ngày 09/4/2018 về Tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động của KTNN và Công điện số 407/CĐ-KTNN ngày 04/4/2019 về Tập trung ứng dụng CNTT và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ đều yêu cầu chú trọng ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động, coi đây là nhiệm vụ bắt buộc, gắn với trách nhiệm của các cấp, các ngành nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như hoạt động kiểm toán. Đặc biệt, Chiến lược phát triển và Kiến trúc tổng thể CNTT giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành ngày 14/3/2019 đã thể hiện quyết tâm của toàn Ngành trong việc hướng tới mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt hoạt động, bắt kịp cuộc CMCN 4.0 cũng như xu thế phát triển của thế giới.
Sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành đã tạo động lực quan trọng để sức mạnh công nghệ 4.0 lan tỏa vào nhiều hoạt động của KTNN. Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã khẳng định sự nỗ lực của toàn Ngành trong việc ứng dụng CNTT. Điều đó đã giúp cho KTNN xây dựng, hoàn thành Trung tâm dữ liệu và Trung tâm dữ liệu dự phòng; xây dựng và sử dụng 18 phần mềm phục vụ hoạt động kiểm toán; tích hợp 6 phần mềm sử dụng trên điện thoại di động để phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán và hoạt động của đơn vị trong toàn Ngành.
Với mục tiêu đưa KTNN chủ động tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế số và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi trong tương lai, KTNN đã cử các cán bộ đi học tập kinh nghiệm kiểm toán CNTT ở nước ngoài. Bên cạnh đó, KTNN còn chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động kiểm toán, giúp truy thu về cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, điển hình là việc sử dụng công nghệ viễn thám trong kiểm toán khoáng sản, kiểm toán đất đai và ứng dụng công nghệ siêu âm bê tông. Nhiều hoạt động khác cũng đã và đang tiếp tục được triển khai như: các dự án thuộc Đề án Tổng thể CNTT giai đoạn 2015-2020; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu lớn; số hóa hồ sơ kiểm toán...
Khẩn trương, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, điều khiến người đứng đầu KTNN chưa thực sự hài lòng là công tác triển khai, ứng dụng một số phần mềm vẫn chậm. Việc sử dụng văn bản điện tử trong quản lý điều hành có chuyển biến tích cực nhưng đâu đó, vẫn còn đơn vị chưa kịp thời cập nhật thông tin đầy đủ. Bởi vậy, tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 02 vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã yêu cầu toàn Ngành cần khẩn trương, tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp về CNTT, tránh tình trạng phần mềm hoàn thành xong nhưng không thể đưa vào sử dụng được, gây lãng phí.
“Mệnh lệnh” trên được đưa ra trong bối cảnh, nhiều cơ quan kiểm toán tối cao (SAI): Trung Quốc, Malaysia, Anh, Hoa Kỳ... đều đã tích cực triển khai ứng dụng CNTT vào các hoạt động và coi đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của tổ chức. Không ít SAI đang xây dựng các kế hoạch, chiến lược, chương trình/dự án theo hướng ưu tiên đầu tư công nghệ số tiên tiến để hỗ trợ hoạt động kiểm toán.
Trong nước, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư với quan điểm chỉ đạo: Chủ động, tích cực tham gia vào CMCN 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan; nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đặc biệt, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 đã cho phép KTNN được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán. Cùng với đó, các Bộ, ngành, địa phương - những đơn vị được kiểm toán - đã và đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành. Đơn cử, ngành thuế đã tích hợp dịch vụ nộp thuế điện tử lên Cổng dịch vụ công quốc gia, đưa hóa đơn điện tử đi vào cuộc sống; ngành hải quan đã triển khai chương trình nộp thuế điện tử DN nhờ thu. Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố và nhiều Bộ, ngành, cơ quan đã kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia… Thực tế đó đòi hỏi KTNN phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT để thích ứng, phục vụ tốt hơn hoạt động kiểm toán.
Rõ ràng, xu thế phát triển của thế giới, định hướng mang ý nghĩa chính trị, hành lang pháp lý thuận lợi và thực tiễn hoạt động kiểm toán đang đặt ra yêu cầu quan trọng cho toàn Ngành. Đó là: Không thể chần chừ trước “mệnh lệnh” đẩy mạnh ứng dụng CNTT!.
(Báo Kiểm toán số 8/2020)